Viêm phế quản là 1 trong những bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi. Bệnh biến chứng nhanh nếu các bậc cha mẹ không hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Hiện nay tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh viêm phế quản lên đến 80% với rất nhiều các dạng khác nhau. Tuy nhiên việc chuẩn đoán ban đầu lại không dễ dàng vì bệnh thường kết hợp với viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc kết hợp với một số bệnh thông thường khác. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần trang bị kiến thức cho mình về căn bệnh này để có thể chăm sóc và chữa trị cho trẻ tốt nhất.
1.Viêm phế quản là gì?
Phế quản nằm trong cơ quan hô hấp, có tác dụng dẫn truyền không khí đến thùy của phổi. Trong trình trạng bình thường, không bị viêm nhiễm, ống dẫn truyền không khí này thường ẩm để không khí đi qua dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài, ống dẫn truyền không khí này sẽ bị viêm. Rất nhiều các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất, thời tiết…..là những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi phế quản bị viêm sẽ dẫn đến sưng tấy, xung huyết, phù nề….gây tắc nghẽn đường thở, thể hiện rất rõ qua các biểu hiện ban đầu như: ho, sốt, kho khan, ho đờm đặc….
Cha mẹ cần hiểu rõ về Viêm phế quản ở trẻ nhỏ
2.Viêm phế quản ở trẻ nhỏ gồm những loại gì? Khác nhau như thế nào?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ có thể cấp tính hoặc mãn tính.
2.1 .Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính thường diễn biến trong thời gian ngắn, kéo dài từ 1- 3 tuần, hay gặp khi thay đổi thời tiết. Biểu hiện ban đầu là ho nhiều vào buổi sáng kèm theo dịch nhầy hoặc đờm đặc. Các mẹ thường thấy bé dễ mắc viêm phế quản sau khi bị viêm họng, viêm xoang,….
2.2.Viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn tính là viêm phế quản cấp tái phát nhiều lần theo thời gian là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phế quản mạn tính. Triệu chứng điển hình của viêm phế quản mạn tính là ho liên tục trong 3 tháng, kéo dài trong 2 năm liên tiếp. Bệnh thường gặp nhiều ở người cao tuổi hoặc người thường xuyên tiếp xúc khói bụi, thuốc lá…
Phân biệt Viêm phế quản cấp tính và mạn tính
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ có rất nhiều thể khác nhau:
2.3. Viêm phế quản bội nhiễm
Viêm phế quản bội nhiễm là bên cạnh việc trẻ bị nhiễm viêm phế quản ban đầu còn bị nhiễm thêm virus, vi khuẩn nhiễm trùng đường hô hấp khác. Viêm phế quản bội nhiễm tiến triển nhanh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Cụ thể: Ngừng hô hấp: Những trẻ sinh non rất dễ gặp tình trạng ngừng hô hấp khi bị Viêm phế quản bội nhiễm; Xẹp phổi: Với trẻ nhỏ bị Viêm phế quản bội nhiễm thì nguy cơ xẹp phổi là rất cao; Tràn khí màng phổi và tràn khí trung quất; Mất nước do sốt cao, có thể dẫn đến rối loạn tuần hoàn ở trẻ; Rối loạn nhịp tim; Co giật. Đặc biệt với những trẻ dưới 12 tháng tuổi mà bị viêm phế quản bội nhiễm lại không có biện pháp điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến tử vong.
2.4. Viêm phế quản co thắt
Khi viêm phế quản kèm thêm co thắt phế quản thì bệnh trở thành viêm phế quản co thắt. Bệnh này còn có rất nhiều tên khác nữa như: Viêm phế quản thể hen, viêm phế quản thể suyễn. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng các mẹ hãy luôn nhớ: “Viêm phế quản co thắt là một thể của viêm phế quản”. Nghiên cứu của các bác sĩ cũng chỉ ra rằng: “Co thắt phế quản” cũng chính là biểu hiện rất rõ ràng của hen phế quản. Chính vì thế , viêm phế quản ở trẻ nhỏ kèm co thắt còn được gọi là viêm phế quản thể hen hay viêm phế quản thể suyễn.
Viêm phế quản co thắt rất nguy hiểm với trẻ
Các mẹ cần đặc biệt chú ý vì bệnh viêm phế quản co thắt cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới sinh. Do đặc điểm của bệnh này là lòng phế quản bị chít hẹp, co thắt mạnh nên sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu mẹ không phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ. Hơn nữa bệnh này lại thường mắc đi mắc lại nhiều lần, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất về sau của trẻ.
2.5 Viêm phế quản phổi
Viêm phế quản phổi là bệnh gây nguy cơ tử vong rất cao ở trẻ em do bị nhiễm khuẩn ở phế quản và nhu mô phổi. Thông thường phế quản là 1 đường dẫn lớn, sau đó phân tách thành nhiều đường dẫn nhỏ gọi là tiểu phế quản để dẫn khí vào phổi. Cuối các tiểu phế quản là các phế nang, đó là những túi khí nhỏ và khi bị viêm, các chất dịch ứ đọng tại các phế nang này làm suy yếu chức năng hô hấp của trẻ. Viêm phế quản phổi vừa ảnh hưởng đến phế quản, vừa ảnh hưởng đến phổi của trẻ, một bệnh lý vô cùng phức tạp và nếu không được cứu chữa kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Viêm phế quản phổi nếu không được điều trị sớm sẽ gây tử vong ở trẻ
2.6.Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ nguyên nhân chính là do Virus RSV. Khi virus tấn công sẽ khiến cho tiểu phế quản bị viêm sưng, nhiều dịch gây bít tắc đường thở. Biểu hiện của bệnh viểm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc sốt cao. Bệnh tiến triển nặng hơn với các trường hợp lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên, khó thở. Nếu trẻ tím tái, cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị.
3. Các triệu trứng trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của các bệnh lý hô hấp khác. Chính vì thế mẹ cần chú ý các triệu trứng sau để nhận biết con đang có nguy cơ bị viêm phế quản hay không nhé:
+ Ho nhiều, khản tiếng hoặc mất tiếng
+ Thở rít, thở khò khè
+ Sốt cao
+ Nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều
+ Mắt có tia máu đỏ
+ Bị sưng hạch bạch huyết.
Tùy theo thể trạng của từng bé mà các biểu hiện này sẽ thể hiện ở mức độ nặng hay nhẹ. Tuy nhiên thông thường vào ban đêm hoặc sáng sớm các bé sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn nên mẹ cần chú ý thời điểm này để theo dõi xem con có đang mắc các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản hay không nhé. Điều này vô cùng quan trọng vì rất nhiều mẹ không để ý, đến khi con bệnh nặng lúc đó mới đưa đi viện khám, vừa tốn kém chi phí và cũng rất khó chữa.
4.Nguyên nhân trẻ bị Viêm phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính như:
+ Do virus: 90% nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ là do Virus. Virus có rất nhiều chủng với các biểu hiện lây nhiễm khác nhau. Tuy nhiên Virus gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường là do Virus hợp bào hô hấp RSV, virus parainfluenza, virus adeno ….Trong đó RV là virus phổ biến nhất với tốc độ lây lan nhanh. Hầu hêt trẻ từ 2-3 tuổi đều có khả năng lây nhiễm virus này. Virus này có khả năng tồn tại trên bề mặt của đồ vật hơn 6 giờ và có khả năng sống trên bàn tay hơn 1 giờ nên hầu hết trẻ đều bị nhiễm virus này.
+ Do vi khuẩn: Có thể kể đến các loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Ecoli, Haemophilus…Các loại vi khuẩn này khá phổ biến ở nước ta và cũng là một trong các tác nhân quan trọng gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ.
+ Sức đề kháng của trẻ yếu cũng là 1 trong các nguyên nhân quan trọng khiến cho trẻ dễ mắc viêm phế quản. Viêm phế quản cũng thường tác động chủ yếu đến các nhóm trẻ nhỏ khoảng từ 1-3 tuổi. Đặc biệt với nhóm trẻ sinh non thì khả năng bị viêm phế quản lại càng lớn hơn
+ Trong nhà có người lớn thường xuyên hút thuốc, phòng kín thắp hương quá nhiều, khói bụi ô nhiêm môi trường, khói than khi đun bếp than trong nhà cũng là các nguyên nhân rất quan trọng gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ.
+ Ngoài ra, để trẻ tắm nước lạnh quá lâu trong phòng không kín gió cũng khiến trẻ dễ bị viêm phế quản
+ Mùa hè trẻ nằm nhiều điều hòa cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản.
Trẻ bị viêm phế quản 90% nguyên nhân là do Virus
5.Tại sao trẻ dưới 5 tuổi thường dễ mắc viêm phế quản.
Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ được nhận kháng thể từ mẹ truyền qua. Khi trẻ ra đời, sữa mẹ là kháng thể tuyệt vời để tăng sức đề kháng và bảo vệ bé. Tuy nhiên kháng thể từ mẹ truyền qua bé chỉ có trong khoảng thời gian đầu đời của trẻ, khoảng từ 0-6 tháng tuổi. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì lượng kháng thể mà mẹ truyền sang con cũng giảm đi rõ rệt vì lúc này trong sữa mẹ các chất miễn dịch cũng giảm dần trong khi trẻ phải đối mặt rất nhiều với các nguy cơ bên ngoài gây viêm nhiễm đường hô hấp.
Hệ miễn dịch yếu trong khi virus, vi khuẩn…luôn rình rập khiến trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cao hơn bao giờ hết. Kể cả khi trẻ đã 3,4 tuổi thì ý thức bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài cũng chưa hình thành rõ rệt, chính điều này cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn các bé đã lớn hẳn.
Thông thường hiện nay, trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm xoang thường có các biểu hiện giống nhau là ho có đờm, ho khan, chảy nước mũi….Các loại đờm chứa dịch nhầy, xác vi khuẩn, bụi bẩn…rất cần tống ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi chưa hình thành rõ thói quen khạc nhổ đờm mà thường nuốt ngược vào trong, khiến cho tình trạng viêm càng nặng hơn. Đây cũng là 1 trong các lý do vì sao trẻ dưới 5 tuổi sau khi bị viêm xoang, viêm họng thường có nguy cơ bị viêm phế quản nhiều hơn.
Thêm lý 1 do nữa là do trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 1-2 tuổi chưa biết nói với mẹ khi con quá nóng hoặc quá lạnh. Khi đó xảy ra 2 tình huống hoặc trẻ lạnh quá sẽ gây viêm họng rồi dần lan xuống phế quản gây viêm…Trường hợp thứ 2 là trẻ quá nóng, toát mồ hôi và bị thấm ngược lại cơ thể. Điều này cũng là 1 trong các nguyên nhân gây viêm phế quản rất phổ biến ở trẻ nhỏ.
6.Các cách mẹ chữa viêm phế quản cho trẻ
6.1 Sử dụng cách dân gian
Nhiều mẹ mách nhau dùng húng chanh hấp đường phèn hay tỏi ngâm mật ong, quất hấp lê…Tuy nhiên các cách này đều không mang lại hiệu quả nhanh, chưa kể đế công đoạn thực hiện cũng khá mất thời gian và chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh. Nhiều mẹ còn kết hợp sai nguyên liệu khiến cho bé bị dị ứng, ngộ độc…
6.2 Tự ý cho con uống kháng sinh theo kinh nghiệm của bản thân
Nhiều mẹ ra ngay nhà thuốc mua kháng sinh về cho con uống . Nếu trẻ sốt thì mẹ sẽ mua thêm thuốc hạ sốt cho con. Mẹ tự ý điều trị tại nhà và chỉ khi nào không đỡ mới nhờ đến bác sĩ. Điều này là vô cùng sai lầm vì tự ý cho con uống thuốc không qua thăm khám sẽ gây những hậu quả khôn lường, đặc biệt là với kháng sinh. 90% nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ là do Virus, mà kháng sinh thì không có tác dụng tiêu diệt Virus nên mẹ cho trẻ uống kháng sinh là sai. Chưa kể kháng sinh còn gây hàng loạt các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, kháng kháng sinh, ảnh hưởng đế gan và thận….
Cho trẻ uống kháng sinh là sai lầm của hầu hết các mẹ
6.3 Đi khám tại nhà các thầy lang
Một số mẹ lại cho trẻ đi khám thầy lang và bốc thuốc về cho con uống. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của các thang thuốc được bán từ các thầy lang có tác dụng trị viêm phế quản cho trẻ. Không những thế, nguồn gốc các loại thuốc này cũng không rõ ràng, được bày bán rất nhiều tại cac chợ. Quá trình bảo quản cũng không được kiểm soát, để lây gây nấm mốc, vi khuẩn phát triển….
7.Cách chữa Viêm phế quản ở trẻ em
Nhiều mẹ thường hay hỏi nhau “viêm phế quản uống thuốc gì”, “cách chữa viêm phế quản ở trẻ em” là gì? Theo các Bác sĩ, nếu bé bị viêm phế quản do virus thì kháng sinh không có tác dụng. Còn nếu do virus thì dùng kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi, khiến cơ thể mất cân băng và suy giảm miễn dịch. Mẹ dễ nhận thấy nhất khi dùng kháng sinh là bé thường bị rối loạn tiêu hoá, chán ăn, mệt mỏi, …
Trong Đông y, các mẹ có thể dùng những chế phẩm chứa nhiều “kháng sinh” tự nhiên có trong cao lỏng Cường Phế, ức chế sức sống của vi khuẩn tại phế quản như: Xương sông, Bướm bạc, Kha tử,Tơ hồng xanh, Mào gà trắng … Những dược liệu này chứa hoạt chất nhóm Flavonoid, tinh dầu giúp tăng cường sức bền của thành phế quản, tác động nhanh, chính xác, phá vỡ liên kết đờm, nhờ đó làm loãng đờm. Sau đó sẽ tống đờm ra ngoài bằng phản xạ có lợi là ho. Cao lỏng Cường Phế đào thải sạch các ổ đờm tồn đọng nên không chỉ tiêu diệt triệu chứng ban đầu mà còn có tác dụng tránh tái phát viêm đường hô hấp, viêm phế quản hiệu quả, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Cao lỏng Cường Phế chữa Viêm phế quản cho trẻ hiệu quả
Sau khi sử dụng cao lỏng Cường Phế, các biểu hiện của viêm phế quản có thể qua nhanh. Nhưng để trị dứt điểm viêm phế quản cho trẻ, bạn nên cho bé dùng đủ liệu trình từ 2 đến 3 tháng và kết hợp với chế độ chăm sóc, ăn uống, luyện tập cho bé.
8.Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn khoa học sẽ giúp trẻ mau khỏi viêm phế quản, cha mẹ chú ý nhé:
Nên: Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ nên cho con ăn các thực phẩm giàu năng lượng, nhiều protein để giúp trẻ khỏe mạnh và giúp tăng cường miễn dịch, từ đó giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Có thể kể đến các thực phẩm giàu năng lượng như
+ Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cua, các loại ngũ cốc….Các thực phẩm này không chỉ cung câp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giàu chât kẽm để tăng sức đề khàng, giúp trẻ chống lại virus gây bệnh.
+ Cá: Cá có chứa rất nhiều chất oxy hóa nên rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ
+ Các loại trái cây, rau củ không chỉ chứa nhiều Vitamin mà còn chứa các chất như vitamin B6, Vitamin C, kali, chất chống oxy hóa cao,… có tác động tích cực đến hệ miễn dịch.
+ Thêm 1 điều nữa là mẹ nên cho trẻ uống đủ nươc hàng ngày tùy theo độ tuổi nhe. Nước có tác dụng đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể, giảm sốt, giảm viêm….
Không nên:
Không nên cho trẻ ăn đồ khô, khó nuốt, thức ăn to. Không uống nước ngọt có ga, không ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, nhiều đường. Ngoài ra mẹ cũng chú ý không cho trẻ ăn các đồ chua, chát, đồ ăn nóng nhé.
Nhiều mẹ chưa biết Cường Phế mua ở đâu thì hãy làm theo cách sau:
Cách 1: Đặt mua Cường Phế Online, ship COD tận nhà TẠI ĐÂY
Cách 2: Gọi Tổng đài Miễn Cước, ship COD tận nhà: 0792.22.11.68
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.